Kiếm vài triệu/ngày dễ như trở bàn tay với việc lau kính cao ốc cuối năm
Bên cạnh dịch vụ dọn dẹp ngày Tết tại văn phòng, gia đình thì công việc lau kính cao ốc dịp cuối năm lên ngôi, có thể kiếm vài triệu/ngày.
Cũng là một trong những dịch vụ dọn dẹp nhưng nghề lau kính tại các tòa nhà chọc trời lại mang đặc thù công việc hoàn toàn khác. Trong khi các công việc vệ sinh khác đều được làm trên bề mặt phẳng như trong nhà, ngoài sân thì nghề nghiệp này lại phải đu mình trên những bức tường cao hàng trăm mét. Từ đó, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, thậm chí chỉ một giây bất cất của người thợ có thể đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.
Bởi vậy, bất cứ ai đã quyết định làm công việc này đều chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đánh cược với tử thần để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Để hành nghề, mỗi người thợ lau kính cao ốc phải chuẩn bị cho mình một bộ đồ nghề trên dưới 1 triệu đồng, bao gồm: Dây thừng, ghế đu, đồ hít kính, khóa an toàn, đau bảo vệ toàn thân, dụng cụ lau rửa,… không sợ độ cao, tập trung cao độ và lòng dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.
Nguy hiểm là vậy nhưng rất nhiều người dấn thân vào nghề nghiệp này bởi thu nhập ổn định. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán 2021 đang cận kề, các tòa cao ốc đồng loạt muốn vệ sinh sạch sẽ phần kính bên ngoài nên dịch vụ này cung không đủ cầu.
Giá ký hợp đồng cũng nhờ đó mà tăng gấp 3, gấp 4 ngày bình thường các đơn vị vẫn tranh nhau đăng ký. Những người thợ lành nghề, 1 ngày làm việc có thể nhận từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong dịp cao điểm.
Đối với những thợ lau kính ở các căn hộ chung cư, sẽ chỉ mất 10-20 phút để lau sạch toàn bộ kính trong nhà nhưng kính của một tòa nhà, nếu được ốp hoàn toàn bằng kính sẽ mất khoảng thời gian từ 1 đến nửa tháng là xong, còn tòa nhà xây dựng có gờ thì việc dọn dẹp khó khăn hơn nhiều.
Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng quyết định đến thời gian hoàn thành công việc. Lúc mát trời, lặng gió là thời điểm lý tưởng để thực hiện công việc. Khi trời bắt đầu nổi gió, dây cáp bị đung đưa, lúc này làm việc sẽ vô cùng vất vả và trời nắng nóng rất dễ mất sức. Hay có đói bụng, buồn đại tiểu tiện cũng phải cố nhịn.
Ngoài ra, nghề này cũng cần làm một cách kỹ càng nhất có thể, bởi khách hàng khi không hài lòng làm lại sẽ mất nhiều thời gian. Nhất là với công trình vừa được hoàn thiện, bụi bẩn, xi măng dính lại, nếu làm lại sẽ mất rất nhiều sức. Và người công nhân chỉ thực sự cảm thấy an toàn khi đôi chân chạm được tới mặt đất.
Tổng hợp