3 bộ phận cực bẩn của lợn mà nhiều người Việt vẫn ăn hàng ngày
Nhiều người Việt hàng ngày vẫn ăn những món làm từ những bộ phận này của lợn mà không biết chúng chứa không ít chất độc hại, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thịt lợn là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày của người Việt. Không chỉ thịt mà nhiều phần khác như tim, tai lợn cũng đều ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, có những bộ phận vốn được ưa chuộng song lại có thể gây độc hại tới sức khỏe người dùng.
Tiết lợn
Tiết lợn hay huyết heo là một trong những thực phẩm bổ máu vì giàu sắt. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy", ăn nhiều tiết thì sẽ tốt cho máu hơn. Song, ít ai biết rằng tiết lợn khi làm thành tiết canh lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Tiết lúc này ở trạng thái sống, chưa được nấu chín, có thể tồn tại vô vàn liên cầu khuẩn.
Nếu những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên những chứng bệnh nguy hiểm. Chưa kể tới, tiết của những con lợn bị bệnh, bị nhiễm virus, khi người ăn vào sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh, ngộ độc cao. Thậm chí, có trường hợp tử vong vì dùng món ăn được làm từ tiết lợn.
Gan lợn
Không ít ý kiến cho rằng ăn gan lợn vô cùng hữu ích, bổ máu và nhiều dinh dưỡng tốt. Thế nhưng, trong gan lợn lại chứa lượng cholesterol cao. Ngoài ra còn có kim loại nặng xâm nhập trong gan của chúng. Ở người mỗi ngày chỉ cần hấp thụ trung bình 300mg cholesterol. Song, nếu ăn hết 100g gan lợn, cơ thể sẽ hấp thụ 400mg chất này, phát sinh dư thừa.
Gan còn là bộ phận đào thải độc tố của lợn. có nhiều chất độc, vi khuẩn sau khi qua gan sẽ lắng lại ở trong. Ăn gan đồng nghĩa với việc những chất này sẽ đi vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh của người. Trường hợp về lâu về dài, chúng ta có thể bị ung thư.
Phổi lợn
Đây là bộ phận hô hấp chính ở lợn. Ở phổi có nhiều phế nang, nguy cơ bụi bẩn tích tụ ở lớp màng phổi cũng cao hơn rất nhiều. Mỗi khi lợn hít thở sát đất, chúng còn có thể hít phải lượng lớn bụi bẩn vào phổi. Bụi cùng một số kim loại cũng có khả năng lắng lại, không thể thoát ra.
Trường hợp người ăn phổi lợn bị bẩn cũng sẽ nhiễm bụi bẩn, thậm chí kim loại hay virus truyền từ lợn sang. Mặt khác một số hóa chất tạo nạc hay yếu tố giúp tăng trọng ở thức ăn của lợn cũng có thể gây độc tố. Độc khi qua phổi có thể bị giữ lại vài phần. Điều này sẽ gia tăng nguy cơ truyền bệnh nếu như ăn phải.